Tag Archives: xử lý nước thải

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt khu dân cư được tổng hợp từ các quá trình sinh hoạt của cá nhân như: tắm rửa, giặt quần ao, nước vệ sinh, nước thải từ quá trình lau nhà cửa, nước thải nhà vệ sinh,… nước thải sinh hoạt khu dân cư có nguồn gốc hữu cơ dễ phân hủy, giàu các chất Nito, Photpho với các thông số BOD, COD, TSS, Tổng Nito, Tổng Phot pho, Coliform khá cao. Vì vậy cần phải xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận bên ngoài. Nước thải sinh hoạt khu dân cư là 1 trong những loại nước thải đơn giản dễ xử lý, tuy nhiên để thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư xử lý hiệu quả, đảm bảo mỹ quan đô thị của khu dân cư, chi phí vận hành hợp lý là vấn đề quan tâm của các nhà đầu tư và quản lý.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải khu dân cư

Nước thải ==> Song chắn rác ==>Bể tách dầu mỡ ==>Bể điều hòa ==>Bể xử lý vi sinh hiếu khí ==> Bể lắng ==>Bể trung gian, khử trùng,lọc ==> Nguồn tiếp nhận.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải khu dân cư

Nước thải khu dân cư được cho đi qua song chắn rác/ lưới chắn rác để loại bỏ các thành phần chất rắn co kích thước lớn để đảm bảo tang tuổi thọ hệ thống máy móc thiết bị hoạt động ở các giai đoạn sau. Tiếp theo nước thải được cho chảy qua bể tách dầu mỡ, mục đích của bể này là tách dầu mỡ ra khỏi nước thải để đảm bảo dầu mỡ không làm chết vi sinh ở bể xử lý sinh học hiếu khí. Sau đó nước thải được tập trung vào bể điều hòa, máy thổi khí được đặt ở bể điều hòa, bể điều hòa có chức năng điều hòa các thành phần nước thải để đảm bảo hệ thống xử lý ổn định và không bị sốc tải cho bể xử lý vi sinh hiếu khí Aerotank.

Bể xử lý vi sinh hiếu khí xử lý nước thải khu dân cư

Kế tiếp nước thải được bơm qua bể xử lý vi sinh hiếu khí,hệ thống máy thổi khí được đặt ở bể điều hòa, tại đây vi sinh sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy có trong nước thải sinh hoạt, sau đó nước thải chảy qua bể lắng, bể lắng có chức năng lắng các chất lơ lửng, tại bể lắng được đặt them bơm bùn thải để bơm bùn qua bể bùn. Và cuối cùng nước thải chạy qua bể khử trùng để khử các vi sinh có hại ra khỏi nước thải trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận.

 

Xử lý nước thải khu du lịch biển

Xử lý nước thải khu du lịch biển

Du lịch biển ở Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định là một trong những thế mạnh đem lại nguồn thu kinh tế và đóng góp lớn vào ngân sách của tỉnh. Hạ Long luôn là sự lựa chọn điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến Quảng Ninh. Thế nhưng, thời gian qua, du lịch biển cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở những khu du lịch ven biển…

xử lý nước thải

xử lý nước thải

Trước tiên chúng ta cùng xem công tác xử lý nước thải khu du lịch biển

Điểm lại một số khu du lịch biển, bãi tắm đẹp gần các khu dân cư, như Bãi Cháy, Trà Cổ… có thể nói, công tác vệ sinh môi trường vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự được quan tâm một cách thường xuyên; các hoạt động dịch vụ du lịch trên bờ chưa được quản lý chặt chẽ, rác thải chưa được thu gom, công tác xử lý nước thải khu du lịch chưa được thực hiện triệt để, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường.
Nhiều nơi vẫn còn tình trạng nước thải xả trực tiếp xuống biển. Đặc biệt, tại một số bãi tắm ven bờ, gần khu dân cư, nhà hàng, khách sạn thì tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng đáng lo ngại. Hệ thống xử lý nước thải khu du lịch chưa được đầu tư đồng bộ dẫn đến tình trạng một số cống thoát nước thải ra biển vẫn còn bốc mùi “đặc trưng”, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng.

Xử lý nước thải khu du lịch tại Hạ Long

Bên cạnh các bãi tắm, nói đến du lịch biển, người ta nghĩ ngay đến Vịnh Hạ Long, di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới, là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất khi đến Quảng Ninh.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, hiện nay những tác nhân gây ô nhiễm môi trường cho Vịnh Hạ Long đáng lo ngại nhất là nguồn nước thải sinh hoạt tại các đô thị, nước thải mỏ, nước thải la canh trên các tàu, rác thải của khách du lịch và người dân khu vực ven bờ… Việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải khu du lịch tại đây cần được quan tâm xử lý nhanh chóng và triệt để.

Lạc quan về công tác xử lý nước thải khu du lịch tại Quảng Ninh

Du lịch biển đã, đang và sẽ là thế mạnh của ngành Du lịch Quảng Ninh. Hy vọng với sự vào cuộc quyết liệt và thống nhất cao trong công tác chỉ đạo thực hiện, những công trình xử lý nước thải khu du lịch sẽ được xây dựng và hoàn thiện, những khu du lịch ven biển ở Quảng Ninh sẽ dần trở nên sạch đẹp, thân thiện hơn trong mắt du khách.
Mới đây ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh sẽ xử lý nghiêm minh đối với các tàu du lịch không có gắn thiết bị tách nước và dầu thải ra biển.

Nếu bạn đang muốn đầu tư cho công tác xử lý nước thải khu du lịch hoặc có những thắc mắc về hệ thống xử lý nước thải khu du lịch, bạn có thể liên hệ với Mr Huy 0983.480.866 để được tư vấn tốt nhất.

Nâng cao năng lực quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại Việt Nam

Nâng cao năng lực quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại Việt Nam

Ngày 16/10, tại Hà Nội, Hội thảo Việt – Nhật về thoát nước và xử lý nước thải – Phát triển nguồn nhân lực và hướng tiếp cận các công nghệ mới, tiên tiến trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải diễn ra dưới sự chủ trì của Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng).

Hiện nay, mặc dù Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong việc xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật, môi trường, tuy nhiên, những thách thức như cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ, chậm đầu tư mới, cải tạo và nâng cấp còn nhiều hạn chế; thiếu nguồn nhân lực cho đầu tư, quản lý vận hành… đang gây khó khăn cho ngành nước.

Bên cạnh đó, công nghệ trong thoát nước và xử lý nước thải hiện đang tập trung nhiều vào xử lý nước thải. Còn việc quan tâm đổi mới và ứng dụng các công nghệ có liên quan đến thi công xây dựng, lắp đặt, sửa chữa, thay thế, duy tu, duy trì sự hoạt động của hệ thống thoát nước còn nhiều hạn chế.

Do vậy, Hội thảo là dịp để các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, chuyên gia trong và ngoài nước cùng trao đổi, phân tích để tìm ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực về ngành nước. Đồng thời, các chuyên gia Nhật Bản báo cáo công nghệ mới đối với một vài công nghệ đang và sẽ áp dụng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến – Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) nhấn mạnh, việc đào tạo nâng cao năng lực quản lý ngành nước và xử lý nước thải được thực hiện tại nhiều cơ sở ở Việt Nam nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Tập trung xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao là chủ trương, giải pháp đột phá của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn xa hơn.

Ngoài ra, hiện nay, nhiều công nghệ xử lý nước thải không chỉ truyền thống và cả hiện đại đã được sử dụng và đã có những kết quả nhất định. Công tác nghiên cứu, thiết kế, chuyển giao và quản lý vận hành đã không ngừng nâng cao đảm bảo tiếp cận với trình độ các nước trong khu vực.

Tuy nhiên theo một số tổ chức về nước trên thế giới cho rằng có 5 vấn đề lớn mà công nghệ xử lý nước thải trong tương lai cần phải giải quyết đó là: Loại bỏ dưỡng chất đặc biệt phốt pho và nitơ; tiết kiệm năng lượng; phát triển bền vững; xử lý những chất ô nhiễm mới; gắn kết cộng đồng. Chính vì vậy, đổi mới trong ngành công nghệ xử lý nước thải đang đòi hỏi bức thiết để giải quyết các vấn đề ở trên.

Hội thảo có nhiều tham luận được đặc biệt quan tâm, đó là: Tăng cường năng lực để phát triển ngành thoát nước và xử lý nước thải bền vững; thực trạng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực thoát nước tại Việt Nam; phát triển thoát nước và công nghệ áp dụng tại Nhật Bản…

Kết quả của Hội thảo góp phần vào nhiệm vụ phát triển bền vững hệ thống thoát nước và nâng cao năng lực quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại Việt Nam.

Sơ lược về xử lý nước thải

Sơ lược về xử lý nước thải

Nước thải từ lâu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của con người. Xử lý nước thải đang là vấn đề quan trọng và cấp bách bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Nhu cầu xử lý nước thải ở khắp các lĩnh vực,mỗi lĩnh vực ngành nghề sản xuất lại có những phương pháp xử lý nước thải khác nhau.​

I.ĐÔI ĐIỀU VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Xử lý nước thải là nhu cầu bức thiết ở nước ta. Theo một vài thống kê thì hiện nay trên cả nước thì hầu hết các doanh nghiệp, nhà máy đều có hệ thống xử lý nước thải(HTXLNT). Vấn đề mấu chốt ở đây là đa số các HTXLNT của các nhà máy đều không xử lý đạt. Chúng ta phải nhìn nhận vấn đề này ở nhiều khía cạnh.
Chất lượng nước thải sau xử lý không đạt do chủ đầu tư cố tình gây nên!!!
Chi phí xử lý nước thải 1 m3 có giá thành dao động từ 4.000 đồng-15.000 đồng, nếu một nhà máy lớn như Vedan, khu công nghiệp Sonadezi Long Thành… thải ra mỗi ngày trên 5000m3 thì chi phí vận hành sẽ số tiền bỏ ra hàng tháng cả mấy tỷ đồng. Các nhà máy có lưu lượng nước thải lớn như Vedan rất nhiều. Nếu doanh nghiệp nào làm ăn có lương tâm thì không sao, nếu họ vì lợi nhuận, sợ tốn kém do đầu tư HTXLNT, vận hành hệ thống, mà lén lút xả trộm hậu quả môi trường sống chúng ta lãnh đủ, hậu quả ô nhiễm dài lâu không thể bù đắp nổi.
Nhưng có rất nhiều chủ đầu tư làm ăn đàng hoàng, họ không tiếc tiền để đầu tư hệ thống xử lý nước thải bài bản, nhưng HTXLNT của họ vẫn không đạt. Nguyên nhân đến các yếu tố quan trọng sau:
– Đến từ các công ty xây dựng hệ thống: hệ thống xử lý nước thải được tư vấn, thiết kế, lắp đặt không sát thực tế, dẫn đến khi vận hành gặp vô vàn khó khăn, èo uột sửa tới sửa lui mãi. Chúng tôi chỉ đơn cử hai hệ thống xử lý nước thải sau: Công ty dệt nhuộm Phong Phú với HTXLNT công suất 4800 m3/ngày, xây dựng xong không nghiệm thu được do độ màu không xử lý được. Mất 3 năm, Phó Tổng giám đốc công ty Trần Ngọc Nga cùng nhân viên lặn lội mưa nắng nghiên cứu mới tạm khắc phục được. Hay như công ty Rostaing, một nhà đầu tư từ Pháp, là công ty hàng đầu về thuộc da trên thế giới, đã bỏ ra rất nhiều tiền cho một công ty môi trường nổi tiếng (ở đây chúng tôi chỉ xin đơn cử chứ không hề có ý định triệt hạ uy tín của ai, nên xin dấu tên các công ty môi trường đó) xây dựng hệ thống xử lý mà không đạt, mất tiền sửa đi, sửa lại mãi mà nước thải vẫn không đủ tiêu chuẩn xả thải, buộc công ty của Pháp phải kiện ra tòa. Ông JACQUES ROSTAING tổng giám đốc công ty Rostaing chia sẽ: “tôi buộc phải suy nghĩ về cách làm ăn của người Việt Nam! “.
– Đến từ người vận hành hệ thống: Việc xem nhẹ công tác vận hành hệ thống khiến chủ đầu tư mất nhiều tiền bạc và thời gian hơn cả xây mới hệ thống. Cân đo đong đếm mức lương một lao động phổ thông với một kỹ sư khiến chủ đầu tư thiệt hại rất nhiều. Công tác vận hành hệ thống xử lý nước thải rất phức tạp, nên cần có kỹ sư chuyên ngành môi trường đảm trách. Người vận hành hệ thống xử lý nước thải là người có tiếng nói quyết định chất lượng nước thải, giá cả vận hành sau cùng. Theo dõi bông bùn vi sinh phát triển thế nào, màu bông bùn nói lên vi sinh khỏe hay yếu, hóa chất phèn sắt, phèn nhôm, axit, xút, polime châm dư hay thiếu, kỹ năng xử lý sự cố….quyết định tuổi thọ hệ thống, quyết định mức giá thành vận hành hệ thống.
Dưới đây xin giới thiệu tổng quan các phương pháp xử lý nước thải đang sử dụng tại Việt Nam

xử lý nước thải

Khánh thành Nhà máy xử lý nước thải Từ Sơn

Khánh thành Nhà máy xử lý nước thải Từ Sơn

Phát biểu tại Lễ khánh thành Nhà máy xử lý nước thải Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) ngày 6/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đánh giá cao mô hình triển khai dự án đầy sáng tạo và khẳng định đây là dự án quan trọng góp phần giảm tình trạng ô nhiễm môi trường…
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Lễ khánh thành nhà máy.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Lễ khánh thành nhà máy.

Công nghệ hiện đại, tiết kiệm chi phí

Sáng ngày 6/9, tỉnh Bắc Ninh và Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền đã tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý nước thải Từ Sơn công suất 33 000 m3/ngày đêm, sử dụng công nghệ tiên tiến của thế giới. Đây là nhà máy nằm trong hệ thống xử lý nước thải thị xã Từ Sơn có tổng mức đầu tư giai đoạn một là 800 tỷ đồng nhằm phục vụ cho các phường Đông Ngàn, Đình Bảng, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Trang Hạ, Châu Khê. Dự án có hệ thống thu gom dài tới 40km, diện tích chiếm đất của nhà máy nhỏ hơn từ 3 đến 20 lần so với công nghệ thông thường. Giai đoạn 2, nhà máy sẽ tăng công suất đạt 70.000 m3/ngày đêm.

Hệ thống xử lý nước thải (XLNT) Từ Sơn là dự án được đầu tư tổng thể cả hệ thống thu gom và nhà máy XLNT; các trạm bơm, được kiểm soát tự động từ xa bằng hệ thống SCADA đảm bảo sự liên thông, phân bổ việc thu gom hợp lý theo nguyên tắc ưu tiên các điểm ô nhiễm nhất trước và nhu cầu thoát nước – nhất là vào thời tiết mưa. Đặc biệt là Nhà đầu tư đã cố gắng thực hiện nhà máy XLNT Từ Sơn để mang đến một hình ảnh hoàn toàn mới – thân thiện với môi trường và con người bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại và các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới.

Nhà máy sử dụng diện tích mặt bằng nhỏ (chỉ khoảng 150m2 cho công suất 1.000m3/ngày, nhỏ hơn từ 3 đến hơn 20 lần so với các công nghệ thông thường khác đang áp dụng tại Việt Nam có suất sử dụng đất 450 ÷3.000m2 cho công suất 1.000m3/ngày). Nước thải sau xử lý sinh học được khử trùng bằng tia cực tím thay cho việc sử dụng hóa chất như các công nghệ cũ. Công nghệ áp dụng cho nhà máy XLNT Từ Sơn giảm thiểu tối đa, không phát sinh ra môi trường các chất ô nhiễm thứ cấp (khí, mùi, ồn, …) như các công nghệ cũ đã gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường và cuộc sống người dân. Thị xã Từ Sơn là một trong những địa phương tập trung làng nghề mật độ lớn, nước thải làng nghề có nồng độ các thông số ô nhiễm cao. Nhà máy XLNT Từ Sơn sẽ giúp Từ Sơn không phải đầu tư riêng XLNT làng nghề mà đã kịp thời giải quyết bức xúc và tiết kiệm chi phí.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Bắc Ninh trong đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, nâng cao hiệu quả khai thác, vận hành đóng góp thiết thực vào giảm tình trạng ô nhiễm do nước thải, rác thải sinh hoạt và từ các làng nghề, khu công nghiệp trên địa bàn. Với mức đầu tư khoảng 17 triệu đồng/m3 của dự án Nhà máy xử lý nước thải Từ Sơn đã thấp hơn so với định mức hướng dẫn của Bộ Xây dựng (20 triệu đồng/m3) và còn thấp hơn rất nhiều so với mức đầu tư của nước ngoài (40 triệu đồng/m3).

Khánh thành Nhà máy xử lý nước thải Từ Sơn - ảnh 1

Đa dạng vốn đầu tưTheo Phó Thủ tướng, cả nước hiện mới có 50 nhà máy xử lý nước thải và 26 nhà máy đang xây dựng. Các nhà máy này mới có tổng công suất  khoảng 1,45 triệu m3/ngày đêm, đáp ứng được 22% nhu cầu. Nước thải từ các khu công nghiệp mới đạt tỷ lệ qua xử lý được 87%. Cả nước mỗi ngày phát sinh 85 600 tấn rác thải sinh hoạt. Trong đó phấn đấu xử lý được 87% lượng rác thải tại đô thị vào cuối năm nay. Tuy nhiên, mục tiêu tái chế 60% rác thải chưa đạt được. Cả nước hiện còn 458 bãi rác thải, trong đó có tới 76% bãi rác thải không đạt các yêu cầu về môi trường. “Đây là con số chưa đáp ứng được yêu cầu và Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị cho các địa phương có khu công nghiệp là phải khẩn trương đưa các nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp vào hoạt động. Nếu địa phương nào không đưa hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp vào hoạt động thì không cho phép mở rộng phát triển khu công nghiệp”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Khánh thành Nhà máy xử lý nước thải Từ Sơn - ảnh 2

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu, tập trung vào phát triển các dự án xử lý môi trường phải coi là nhiệm vụ cấp bách của tất cả các cấp, các ngành. Trong xử lý môi trường, khó nhất là bài toán về vốn đầu tư. Chính vì vậy phải đa dạng hóa về các nguồn vốn trong phát triển dự án về xử lý môi trường. Phó Thủ tướng khẳng định, trong xử lý nước thải, rác thải, các doanh nghiệp và nhà khoa học trong nước hoàn toàn có thể giải quyết được. Bảo đảm môi trường là một tiêu chí đánh giá trình độ phát triển, trình độ quản lý của lãnh đạo các địa phương.

Huế: Dân bức xúc trước sự vô trách nhiệm của các DN gây ô nhiễm

Quá hạn theo quy định, các nhà máy, xí nghiệp vẫn không tiến hành nộp tiền và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân tại phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên – Huế). Sự việc khiến người dân nơi đây đang hết sức búc xúc.

Nhận được phản ánh của người dân tổ 11, tổ 12 ở bên cạnh Cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Thủy Phương, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy về việc các nhà máy, xí nghiệp ở đây ngang nhiên xả thẳng khí thải và nước thải ra ngoài môi trường gây ảnh đến cuộc sống của khu dân cư, PV báo Đời sống và Pháp luật đã vào cuộc tìm hiểu.

Có mặt tại tổ 12, phường Thủy Phương, sự ngột ngạt trong không khí là cảm giác đầu tiên mà ai cũng cảm nhận được khi mới đặt chân đến đây. Đứng trên cầu Đôi, đoạn qua đường tránh TP Huế, phóng tầm mắt về phía cụm công nghiệp là những cột khói đen sì đang xả thẳng lên bầu trời. Dưới chân cầu, con suối cầu Đôi đang lờ đờ chảy với một màu nước nâu đỏ.

Huế: Dân bức xúc trước sự vô trách nhiệm của các DN gây ô nhiễm - Ảnh 1

Những cột khói đen sì, chứa nhiều chất độc hại hàng ngày vẫn ngang nhiên được xả ra môi trường.

Men theo con suối này, PV ghi nhận đó là sự ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng. Những mảng rêu đen ngòm bám hai bên bờ suối và trên những vách đá. Trên mặt nước là những váng xanh nổi bọt, khó có sinh vật nào có thể sống ở đây. Không chỉ có vậy, từ con suối bốc lên một mùi vô cùng tanh tưởi.

Thực trạng trên cho thấy, con suối đang chết dần, chết mòn bởi sự vô trách nhiệm và chây ì của các nhà máy, xí nghiệp gần đó.

“Trước đây, con suối này nước trong lắm. Đây vốn là nguồn nước sinh hoạt của chúng tôi. Nhưng từ khi cụm công nghiệp làng nghề này mọc lên, nước suối đổi màu, mùi tanh xốc thẳng vào nhà dân. Đó là chưa kể đến mỗi khi có đợt gió thổi về hướng khu dân cư. Mùi hôi, mùi tanh cả làng chúng tôi lãnh đủ hết”, ông Lê Tiến Thới, trú ở tổ 11, phường Thủy Phương bức xúc cho biết.

Cũng chung tâm trạng bức xúc, ông Nguyễn Viết Luyện, trú ở tổ 12 cho biết: “Mỗi khi trời mưa, mấy nhà máy sản xuất giấy thải nước ra đủ loại màu: màu đỏ, màu đen, màu trắng… Nước giếng ở đây người ta không dùng nữa, vì tắm nước này bị ghẻ lở, mẩn ngứa đầy người. Con suối cầu Đôi ngày xưa trong và nhiều cá lắm, lũ trẻ thường xuyên xuống đây tắm táp nhưng giờ chẳng ai bén mảng đến. Tôi cũng không dám dùng nước dưới suối để tưới cho cây trồng”.